Cách Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía Tây – Bắc có một vùng đất từ lâu nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ðó là Buôn Ðôn, nơi chung sống của cộng đồng các đồng bào dân tộc. Tạm biệt Làng đảo Bản Đôn, đi thêm khoảng 5km nữa là đến Khu Du Lịch Sinh Thái Buôn Đôn.Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng Lào, nghĩa là làng Ðảo, vì luôn được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Một bên sông là cuộc sống cộng đồng buôn làng êm ả, một bên là rừng đại ngàn Yok Ðôn đầy bí ẩn, kỳ thú và như còn vang vọng những âm thanh hào hùng của các cuộc săn voi từ xa xưa.Buôn Đôn hay còn gọi là Bản Đôn vốn từ lâu đã được nhiều người biết đến bởi truyền thống thuần dưỡng voi rừng, nên đến đây bạn sẽ bắt gặp những chú voi dảo bước cùng sự chỉ huy của người quản tượng như những chiến binh đang được huấn luyện. Kết hợp với việc sở  hữu nhiều bến nước đẹp, vườn quốc gia, rừng sinh thái,…Không những thế từ Bản Đôn, cách khoảng 5km, bạn sẽ được cưỡi trên những chú voi đi tham quan cuộc sống của buôn làng, hãy thử cảm giác cưỡi voi qua sông Sêrêpốk trong khu du lịch sinh thái Bản Đôn.

Bên cạnh những cảm giác thú vị ngồi lắc lư trên lưng voi, bạn còn được thưởng thức một cảm giác mạnh khác là cái lắc lư nghiêng ngã của cầu treo Buôn Đôn, với chiếc cầu treo dài trên 100 mét bắc ngang lưng chừng những rặng si già vượt qua dòng sông dữ đến ốc đảo Ea Nô, với bãi tắm tiên, hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ… . Trên cầu treo, có những “mặt bằng” tươm tất và mát mẽ dành cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống ngay trên mặt nước.Bạn sẽ phấn khích khi đi trên cây cầu treo bắc qua sông Sêrêpốk, đây là con sông duy nhất ở Việt Nam chảy ngược về phía tây. Đến đây, bạn được thưởng thức những cảnh đẹp tuyệt vời của Làng Đảo, cũng cầu treo, ngắm thác bảy nhánh, thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng Tây Nguyên trù phú và đặc biệt là được ngắm ngôi nhà dài hàng trăm mét của đồng bào Tây Nguyên.

Một góc Bản Đôn – Đắk Lắk.

Tận hưởng không gian văn hóa cồng chiêng vào những đêm lễ hội, uống rượu cần giao lưu văn hóa cồng chiêng với người dân tộc bản địa và thưởng thức các đặc sản ẩm thực Tây Nguyên như rượu cần, cơm lam, gà nướng, canh chua cá sông…

 

Comments are closed.