Cổng vào bảo tàng.

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk được đặt tại tòa nhà Biệt Điện Bảo Đại, là một di tích lịch sử của Đắk Lắk, nằm gần trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk nằm tại số 04 Nguyễn Du nay là 02 Y Ngông, được bao bọc bởi 3 đường Lê Duẩn, Y Ngông (trước đây là đường Nguyễn Du) và đường Lê Hồng Phong. Là bảo tàng đầu tiên của Việt Nam sử dụng 4 ngôn ngữ trong trưng bày, gồm Việt, Pháp, Anh và tiếng Ê Đê.

Nơi đây là sự hợp tác của Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê – dân tộc chiếm số lượng đông nhất Đắk Lắk.Với chiều dài 130m, rộng gần 65m, trên 9.200m vuông tốn gân 80 tỷ đồng. Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị. Trước mắt bạn là một không gian thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, với nhiều các loài động, thực vật,…Bảo tàng có khoảng 1.000 hiện vật và hình ảnh, không gian rộng lớn này được bố trí thành 3 không gian trưng bày với 3 phần nội dung lớn, gồm đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử.
Bảo tàng Đắk Lắk gồm hai tầng: 

Tầng 1: Trưng bày những hiện vật, hình ảnh giới thiệu về đặc điểm tự nhiên của Đắk Lắk, về văn hóa hai dân tộc thiểu số: Ê Đê và M’Nông. Các mô hình nhà sàn, trang phục, dụng cụ sản xuất, tượng nhà mồ, các bộ sưu tập ché rượu, gùi, trái bầu…Tầng 2: Trưng bày những hình ảnh, hiện vật về công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của đồng bào Đắk Lắk.

Bạn sẽ phải say mê ở khu giữa: đa dạng sinh học. Không gian này trưng bày hiện vật, hình ảnh về hệ sinh thái và thổ nhưỡng của Tây Nguyên như các loại rừng và các loại thuốc dân gian, nhiều động vật như gấu chó, báo, chồn bay,… khu sinh thái thì có hồ Lắk, thác Đray Nur, đất đỏ bazan, đất sét, đất xám,… hay những vạt cây cà phê và cao su rậm rạp.Hết sự ngỡ ngàng ở khu giữa, khu bên trái sẽ mang bạn đến với cuộc sống gần gũi của các dân tộc thiểu số. Khu này là văn hóa dân tộc, không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về đời sống, sinh hoạt của con người Tây Nguyên tiêu biểu là người Ê Đê bản địa.

Ngoài ra còn có các dân tộc khác với các dụng cụ như gùi trong nông nghiệp, thuyền độc mộc, giỏ, lao để săn bắn hái lượm, những ghế dài, bếp lửa, hay đồ trang sức có mặt ở tất cả các ngôi nhà dài.Hay bị hớp hồn bởi những bộ trang phục của già làng, thầy cúng, những đồ dệt thổ cẩm, dệt chiếu,… những cồng chiêng của người Ê Đê và Jarai, những chum rượu đủ mọi kích cỡ,…Khu bên phải là không gian lịch sử, trưng bày hiện vật, hình ảnh về vật dụng của người cổ đại, vũ khí chiến đấu phục vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hình ảnh ốc hóa thạch, những chén đĩa cổ và các dụng cụ trong sinh hoạt thời kháng chiến các hình ảnh và tư liệu về các chiến dịch trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.Hiện tại đây là một điểm tham quan thú vị của du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố Buôn Ma Thuột. Các hiện vật trưng bày trong bảo tàng đã phần nào tái hiện, cung cấp cho người xem toàn cảnh lịch sử phát triển, những giá trị văn hóa độc đáo của con người, thiên nhiên của vùng cao nguyên hoang dã từ thời kỳ đồ đá cho đến nay, qua đó phản ánh những đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nắng gió.

Comments are closed.