Đến với Đắk Nông du khách sẽ bị thu hút bởi những thác nước hùng vĩ, những bản sử thi hùng tráng của đại ngàn, những mái nhà rông vươn tới tận trời xanh… Tuy vậy, mỗi vùng đất đều có những nét đặc trưng riêng cần được khám phá.

Một thoáng Đắk Nông nhìn từ trên cao

Tỉnh Đắk Nông trước kia thuộc tỉnh Đắk Lắk. Sau này được tách ra thành một tỉnh riêng. Khí hậu ở tỉnh Đắk Nông tương đối ôn hòa, trung bình nhiệt độ trong năm khoảng 24oC, nhiệt độ chênh lệch giữa mùa lạnh nhất và mùa nóng nhất vào khoảng 5oC. Nơi đây có hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm). Nếu muốn tham quan và ngắm thác, bạn nên chọn mùa mưa nhưng nếu muốn mọi di chuyển được dễ dàng hơn, bạn nên chọn mùa khô.

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐẮK NÔNG

Khung nhìn mờ ảo thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

1. Xe khách
Từ Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể đến bến xe miền Đông để mua vé các tuyến xe đến Đắk Nông:
Tuyến xuất phát đi Cư Jút (cự ly tuyến 330km)

Xe Hoàng Long: Quầy vé số 82 – Điện thoại: 0501 6283283

Xe Sài Gòn: Quầy bán vé số 76 – Điện thoại: 08 38 991 602

Tuyến xuất phát đi Đắk Mil (cự ly tuyến là 296km)

Xe Phúc Lộc: Quầy vé 16 – Điện thoại: 05013740619 – 0979044499

  • Xe Hoàng Long: Quầy vé số 81– Điện thoại: 0501 6 283 283
  • Xe Đắk Mil: Quầy vé 12 – Điện thoại: 0501 741 233
  • Xe Sài Gòn: Quầy vé số 76 – Điện thoại: 08 38 991 602

Tuyến xuất phát đi Đắk R”lấp – Kiến Đức (cự ly của tuyến là 215km)

  • Xe Đắk Lấp: Quầy vé số 12 – Điện thoại: 0501 648 995
  • Xe Sài Gòn: Quầy vé số 76 – Điện thoại: 08 38 991 602

Tuyến xuất phát đi bến xe Gia Nghĩa (cự ly tuyến là 238km)

  • Xe Gia Nghĩa: Quầy vé số 11 – Điện thoại: 050 3 543 881
  • Xe Hoàng Long: Quầy vé số 81 – Điện thoại: 0501 6 283 283
  • Xe Minh Tuấn Đắk Nông: Quầy vé số 16 – Điện thoại: 0982142502
  • Xe Sài Gòn: Quầy vé số 76 – Điện thoại: 08 38 991 602
  • Xe Thành Tân: Quầy vé số 12 – Điện thoại: 0501 3 545 015

Tuyến xuất phát đi Krông Nô (cự ly tuyến là 350km)

  • Xe Hoàng Long: Quầy vé số 81 – Điện thoại: 0501 6 283 283

Tuyến xuất phát đi Quảng Khê (cự ly của Tuyến là 280km)

  • Xe Hoàng Long: Quầy vé số 81 – Điện thoại: 0501 6 283 283
  • Xe Thành Tân: Quầy vé số 11 – Điện thoại: 0501 3 545 015
  • Xe miền Đông: Quầy vé số 11 – Điện thoại: 08 38 455 205 – 08 8993384

Tuyến xuất phát đi Quảng Sơn (cự ly tuyến là 290km)

  • Xe Quốc Long: Quầy vé số 11 – Điện thoại: 0501 758222
  • Xe Sài Gòn: Quầy vé số 12 – Điện thoại: 08 38 991 602
  • Xe miền Đông: Quầy vé số 12 – Điện thoại: 08 38 455 205 – 08 8993384

Tuyến xuất phát đi Tuy Đức (cự ly tuyến là 262km)

  • Xe Đắk Lấp: Quầy vé số 13 – Điện thoại: 0501 648995
  • Xe Sài Gòn: Quầy vé số 11 – Điện thoại: 08 38 991 602
  • Xe Tuy Đức: Quầy vé số 11 – Điện thoại: 0913 486145

Lưu ý: Bạn hãy liên hệ trước về thời gian xuất bến và những địa danh có thể đi qua trước khi đặt vé.

2. Phương tiện cá nhân
Từ Sài Gòn – Bình Dương, đến ngã ba Sở Sao chạy thẳng đến ngã tư Chơn Thành, sau đó rẽ phải về thị xã Đồng Xoài. Từ đây, bạn ôm theo vòng xoay thị xã Đồng Xoài, theo hướng QL14 đến thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Cự ly cho tuyến đường này là khoảng 270km.
Lưu ý: Đường đi ở các tỉnh Tây Nguyên khá hẹp lại nhiều đèo, dốc nên chú ý giảm tốc, quan sát kỹ và cẩn thận với các xe chạy ngược chiều.

II. KHÁCH SẠN – NHÀ NGHỈ TẠI ĐẮK NÔNG

Thông thường, khách du lịch khi đến Đắk Nông đều chọn thị xã Gia Nghĩa làm điểm dừng chân vì từ đây sẽ thuận lợi để di chuyển các các huyện khác trong tỉnh. Một số khách sạn, nhà nghỉ giá tốt ở Gia Nghĩa bạn có thể chọn:
Khách sạn Alumin

  • Địa chỉ: đường Quang Trung, thị xã Gia Nghĩa
  • Giá phòng: 230.000 -250.000 đồng
  • Điện thoại: 0984 212677, 0501.3549111

Khách sạn Thông Xanh

  • Địa chỉ: 108, Đường 23/3, thị xã Gia Nghĩa
  • Giá phòng: 180.000 – 300.000 đồng

Khách sạn Tây Nguyên

  • Địa chỉ: số 20, đường Quang Trung
  • Giá phòng: 180.000 – 250.000 đồng
  • Điện thoại:0501.3544469, 0982 406949

Khách sạn Hoàng Gia

  • Địa chỉ: số 4, đường Quang Trung, thị xã Gia Nghĩa
  • Giá phòng: 110.000 – 170.000 đồng
  • Điện thoại: 0501.3545088

Khách sạn Hữu Khánh 1

  • Địa chỉ: đường 23/3, thị xã Gia Nghĩa
  • Giá phòng: 100.000 – 200.000 đồng
  • Điện thoại: 0501.3546800, 0988.592761

Khách sạn Sơn Lâm

  • Địa chỉ: số 13, đường Hùng Vương, thị xã Gia Nghĩa
  • Giá phòng: 150.000 – 180.000 đồng
  • Điện thoại: 0501.3543203

Khách sạn Hà Nội Phố

  • Địa chỉ: đường 23/3 thị xã Gia Nghĩa
  • Giá phòng: 180.000 – 300.000 đồng
  • Điện thoại: 0501.3549222

Khách sạn Thanh Hương

  • Địa chỉ: số 155, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Gia Nghĩa
  • Giá phòng: 100.000 – 250.000 đồng
  • Điện thoại: 0914009349

Khách sạn Thiên Vân

  • Địa chỉ: số 206, đường Quang Trung, thị xã Gia Nghĩa Đắk Nông
  • Giá phòng: 150.000 – 200.000 đồng
  • Điện thoại: 0501.3547666

III. ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI ĐẮK NÔNG

1. Hồ Ea Snô (xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô, cách thị xã Gia Nghĩa 125km)Mặt Hồ Ea Snô phẳng lặng

Hồ Ea Snô có diện tích mặt nước hơn 80ha. Là một hồ nước thiên tạo dù đã được biết đến từ lâu song Ea Snô vẫn giữ nguyên nét hoang sơ, hữu tình hiếm có khi toàn bộ vùng hồ được bao quanh bởi những đồi núi nhấp nhô điệp trùng và những khu rừng đặc dụng xanh ngát một màu. Nơi đây có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng, góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn cho du khách khi đến thăm hồ.
Được thả hồn theo làn gió trong mát, phiêu du trên mặt hồ lãng mạn để thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi non nước hữu tình sẽ khiến du khách như quẳng gánh mệt nhoài chỉ để tận hưởng tất cả vẻ đẹp đang bày trước mặt. Từ đây, bạn có thể ra sông Krông Nô, xuôi về thác Gia Long, Đ’ray Sáp hay ngược dòng để đến với Buôn Choah quê hương của anh hùng Nơ Trang Gưh. Nếu muốn bạn cũng có thể về hồ Lăk, đến các buôn làng như: buôn Ol, buôn Coah, buôn Leng – nơi lưu giữ các truyền thuyết về hồ Ea Snô.

Mặt Hồ Ea Snô phẳng lặng

2. Hồ Tây (trung tâm thị trấn Đắk Mil)

Một thoáng hồ Tây

Hồ Tây có diện tích khoảng 40ha với chiều dài khoảng 2km. Hồ chia làm hai nhánh ôm quanh quả đồi cà phê tươi tốt như một ốc đảo nổi lên giữa vùng cao nguyên lộng gió. Quanh hồ là những khu sinh thái được quy hoạch hoàn thiện với nhiều khu vui chơi, giải trí. Người người vẫn tìm đến nơi đây để dạo bộ, hóng mát hoặc chong đèn hoa đăng, thả những chiếc cần câu đêm để thỏa thú vui câu cá. Những hình ảnh về nhà thủy tạ, những chiếc ca nô lao đi vùn vụt, hay những chiếc thuyền thiên nga… từ lâu đã làm nên một vẻ đẹp rất riêng cho hồ Tây.
Trong tương lai những ngọn đồi quanh hồ sẽ là những vườn ăn trái trĩu quả thu hút du khách tham gia loại hình du lịch sinh thái.
3. Hồ Trúc (thôn 1, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông)

Hồ Trúc là một hồ nước thiên tạo có diện tích mặt nước rộng 70ha. Quanh hồ là thảm thực vật và cây xanh tươi tốt quanh năm góp phần tạo nên phong cảnh yên bình và khí hậu mát mẻ cho nơi đây. Du khách có thể ra đảo trên chiếc cầu treo bắt qua mặt hồ và ghé thăm buôn làng của người Ê đê sống quanh đây.

4. Thác Đắk Buk So (hồ thôn 2, xã Đắk Buk So)

Thác Đắk Buk So hùng vĩ

Trong không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc M’Nông, dòng thác Đắk Buk So hòa cùng nguồn nước từ nhiều khe suối chảy len qua những thung lũng làm nên cảnh sắc thiên nhiên hài hòa và hoang sơ giữa núi rừng.
Sống cùng những sử thi hùng tráng, buôn làng Bu Boon và Bu N’drung bên dòng Đắk Buk So vẫn luôn giữ cho mình những tập tục độc đáo từ ngàn xưa. Và đó chính là điểm khiến Đắk Buk So trở nên đặc biệt đến vậy. Để rồi, cứ mỗi mùa lễ hội, lễ tết nơi đây lại âm vang điệu cồng chiêng, đàn đá… để cúng đốt rẫy, mừng cơm mới, rước rơm về… bên những ché rượu cần và ánh lửa bập bùng thâu đêm. Được hòa mình trong bản sắc riêng có này ở Bu Boon và Bu N’drung, bạn sẽ hiểu vì sao tiếng cồng chiêng Tây Nguyên lại trở thành một di sản phi vật thể của thế
5. Khu du lịch cụm thác Đray Sáp – Gia Long (thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jut) – Trinh Nữ (xã Đắk Sô, huyện Krông Nô)
Cả ba thác Đray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ đã làm nên cụm du lịch thác nổi tiếng của Đắk Nông với tổng diện tích lên đến 1.566ha. Mang trong mình mỗi vẻ đẹp khác nhau, mỗi một thác đều kể về những câu chuyện huyền bí của riêng mình.

Thác Đray sap/ thác khói

Thác Đray sap được xem là một ngọn thác đẹp và hùng vĩ bậc nhất ở Tây Nguyên với chiều cao khoảng 50m, trải dài đến 100m. Thác gắn liền với truyền thuyết về nàng H’mi xinh đẹp bị quái vật nuốt chửng khi đang ngồi tự tình bên người yêu. Nàng hóa thành những cột khói khổng lồ chính là dòng thác ầm ầm tuôn đổ, tung bọt trắng xóa. Còn chàng hóa thành gốc cây lớn cắm sâu vào ghềnh đá, vươn đến tận trời chính là hàng trăm lèo dây leo khổng lồ bám vào những vách đá sừng sững bên cạnh ngọn tháp. Với vẻ đẹp hoang sơ hiếm có, năm 1991, thác Đray Sáp được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là bộ VH-TT-DL) xếp hạng là thắng cảnh cấp quốc gia.

Thác Gia Long

Trong ba ngọn thác thuộc cụm thác này, thác Gia Long là thác thượng nguồn của sông Sêrêpôk. Xưa kia vua Gia Long đã chọn nơi đây làm chốn thưởng ngoạn và đã tự xẻ núi làm thành con đường vào thác thành ra tên thác cũng từ đây mà có.
Thác Gia Long cao khoảng 40m, dòng thác đổ dài 40m. Điều khiến thác Gia Long trở nên đặc biệt hơn đó chính là sự hài hoà trong cảnh quan của một hang động rất đẹp cùng một hồ tắm tiên rộng lớn với diện tích khoảng 80m2. Sau một hành trình khám phá mệt lừ, được vục mặt vào làn nước mát trong và nhìn ngắm cảnh sắc tuyệt mỹ của thiên nhiên nơi đây quả là một phần thưởng xứng đáng.

Thác Trinh Nữ

Khác với vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ của hai thác Đray Sáp và Gia Long, thác Trinh Nữ lại khoe mình với một vẻ đẹp nhẹ nhàng và hết sức thơ mộng. Thác nằm ẩn mình như nàng thiếu nữ e ấp dưới những phiến đá ngầm. Dưới chân thác là những con đường đá gồ ghề uốn lượn càng làm cho cảnh quan nơi đây thêm phần quyến rũ. Đến đây, du khách có thể chọn dừng chân tại những chòi lá đơn sơ, xinh xắn quanh thác để tận hưởng làn gió mát lành hoặc có thể câu cá, cưỡi voi, trải nghiệm cảm giác ngủ qua đêm trên những mái chòi chênh vênh nơi mỏm đá.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khám phá di sản địa chất Trinh Nữ, nơi có những tảng đá banzan với nhiều hình thú kỳ quái có kết cấu giống than đá hoặc có thể đến các buôn làng thưởng thức những đặc sản núi rừng. Đây sẽ là những trải nghiệm mà bạn không thể nào quên được khi đến với Đắk Lắk.

6. Thác Đắk G’lun (thôn 5, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông)

Thác Đắk G’lun

Thác Đắk G’lun chỉ cách đường biên giới Campuchia hơn 40km. Với độ cao hơn 50m và diện tích trải rộng đến 91,6ha, thác Đắk G’lun tung bọt trắng xoá tuyệt đẹp giữa không trung trước khi rẽ thành hai dòng nước vắt ngang vách đá như dải lụa trắng đầy mê hoặc.
Vẻ đẹp của Đắk G’lun còn được tạo nên từ những khối đá lớn và bằng phẳng trên đỉnh thác trông hệt như tấm thảm khổng lồ in mây trời khi những ánh nắng bắt đầu chiếu toả ngàn tia sáng lung linh. Sau những cơn mưa, cạnh những dòng thác lại tạo thành những sắc cầu vồng rực rỡ khiến Đắk Glun như nàng tiên mặc thêm áo mới. Ngoài ra với lợi thế của một cánh rừng đặc dụng bao quanh, thác mang trong mình một hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng khiến bất cứ ai cũng muốn đến và khám phá.

7. Thác Diệu Thanh

Thác Diệu Thanh

Thác Diệu Thanh vừa mang trong mình chút thơ mộng vừa ẩn nét đẹp của sự hoang sơ rất quyến rũ. Thác chia làm ba cụm thác lớn nhỏ khác nhau. Lớn nhất là cụm thác với chiều cao khoảng 15m nằm giữa sông, cụm thứ hai nằm bên cạnh cụm thác chính và cụm thứ ba nằm dưới chân tháp chính. Với quy mô rộng lớn, ngày đêm quanh thác đều nghe tiếng nước đổ ầm ầm, bọt tung trắng xoá như những dải mây mờ vắt ngang núi đá. Dưới chân thác là một mặt nước mênh mông với hàng hà những tảng đá lớn nhỏ tạo thành trăm dòng chảy đổ đi muôn ngả. Với vẻ đẹp kiêu hùng và quyến rũ này, thác Diệu Thanh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, nhất là vào những dịp tết.

8. Khu du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử Nâm Nung (thuộc địa giới hành chính của 5 xã gồm: Nam Nung, Nâm N’Đia, Đức Xuyên, xã Quảng Sơn xã Nâm N’Jang)

Rừng Nam Nung

Khu du lịch này trải rộng trong diện tích 12.300ha, mang cả những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên lẫn các giá trị văn hoá, lịch sử và nhân văn. Đường đến Nam Nung cảnh sắc tuyệt mỹ với đường đất đỏ quanh co, triền thông réo rắt, dốc núi ẩn hiện và không khí mát lạnh khiến du khách có cảm tưởng như đã lạc vào cõi thiên thai, mộng vợi. Đến khu vực thác 7 tầng, du khách càng ngây ngất hơn khi ngắm những tán lá phơn phớt màu đỏ au giữa những dòng chảy trắng xoá tung mình trong không trung. Tuy nhiên, đây lại là con thác chưa được đưa vào khai thác du lịch nên rất hạn chế du khách đến khám phá.
Tuy nhiên, chỉ riêng khung cảnh hoang sơ, đầy chất thơ và đậm nét đẹp văn hoá bản địa của khu du lịch Nam Nung cũng đã đủ để khiến du khách mê mệt với vùng đất này.

9. Chùa Pháp Hoa (trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông)

Chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa tọa lạc trên một ngọn đồi ngay trung tâm thị xã Gia Nghĩa với diện tích khoảng 800m2. Chùa đã có từ năm 1957, với kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên, chia làm hai phần: chính điện và tháp 5 tầng. Từ trên khuôn viên chùa nhìn xuống, bao cảnh quan tuyệt đẹp của phố núi đều sẽ thu vào tầm mắt bạn. Bên trong chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt trong khuôn viên rộng lớn và được bóng hai cây phượng lâu năm che mát. Bên cạnh đó các tiểu cảnh và hoa trong chùa cũng rất đa dạng, thích hợp cho người thưởng lãm.

10. Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (thuộc xã Đắk P’lao và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong)

Hồ Tà Đùng

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng có diện tích 22.103ha, trong đó rừng xanh đã chiếm đến 86,7% diện tích. Tà Đùng là điểm giao thoa về cả về sinh học và địa lý của hai khu vực Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Nơi đây có trên 1.000 loài động thực vật và nhiều loài trong đó đều có tên trong sách đỏ Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt hơn cả, đây chính là một trong bốn vùng chim đặc hữu của Việt Nam. Đi sâu vào rừng, du khách sẽ bắt gặp dòng suối Đắk N’teng. Từ dòng suối này đổ thành hai ngọn thác kỳ vĩ.

11. Chư Bluk – hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á (xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)

Những cảnh quan kỳ vỹ trong hang động núi lửa Chư Bluk

Cuối năm 2014, Đắk Nông đã công bố một điểm du lịch mới của tỉnh, đó chính là hang động núi lửa Chư Bluk – hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Cảnh quan nơi đây hoàn toàn nguyên sơ do chưa có dấu chân người khai thác.
Nằm dọc theo dòng sông Sêrêpôk và gần khu vực thác Dray Sáp, vậy nhưng Chư Bluk lại đầy thách thức với chỉ riêng con đường đến khi phải băng qua những rừng núi hoang sơ khá rậm rạp. Khi đến hang, bạn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ hoang sơ và kỳ bí đến tận cùng.
Nơi đây có đến hơn 100 hang động lớn nhỏ khác nhau với chiều rộng mỗi hang khoảng 5km và chiều dài khoảng 25km. Đoàn thám hiểu địa chất Nhật Bản khám phá ra hang động này bước đầu đã tiến hành đo đạc được 5 hang và đánh dấu ký hiệu mỗi hang gồm C3, C7, A1, C8, C9. Mỗi một hang này lại là một cảnh quan kỳ vỹ với vẻ đẹp khác nhau được tạo nên từ những dòng dung nham phun ngược đã có từ cách đây hàng triệu năm. Trong đó, hang C3 là hang có chiều dài đứng thứ 2 về động dung nham ở Đông Nam Á; hang A1 là hang động dung nham lớn thứ 5 Đông Nam Á; hang C9 là hang cao nhất trong quần thể hang động núi lửa Chư Bluk và là nơi hiếm hoi có hố khí như một giếng trời và hang C7 với chiều dài gần 1.100m, chiều rộng hàng nghìn mét chính là hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á cho đến hiện tại (theo đánh giá của các nhà khoa học Nhật Bản). Trong hang C7 có rất nhiều cấu trúc đặc trưng của dòng chảy dung nham, các ngấn, hố sụt, các di tích thực vật và động vật.
Điều khiến hang động núi lửa Chư Bluk trở nên đặc biệt bởi nó hình thành nhiều nhánh rẽ bên trong động.
Hiện tại, tỉnh Đắk Nông đang phối hợp với bảo tàng địa chất Việt Nam để quy hoạch hệ thống hang động này thành công viên địa chất toàn cầu.

IV. MÓN NGON – ĐẶC SẢN Ở ĐẮK NÔNG

1. Rượu cần

Người Tây Nguyên uống rượu bằng cần và chụm nhau vào uống chung trong một ché rượu mà không sợ mất vệ sinh. Cách làm ra loại rượu đặc trưng này cũng rất đơn giản. Người ta chỉ việc cho men vào cơm và ủ trong ché rượu trong khoảng 5-6 ngày thì thành rượu cần. Song cũng có những người thích hạ thổ đến hàng năm mới đem ra uống. Ở nhiều vùng khác nhau rượu cần còn có nhiều phiên bản khác như rượu kê, bo bo, mì, bắp…Bất kể lễ hội, lễ tết nào trong năm, người Tây Nguyên nói chung và người dân Đắk Nông nói riêng đều quây quần bên nhau bên ché rượu cần, say điệu cồng chiêng và nhảy múa dưới ánh lửa bập bùng. Rượu được cho một sản vật được Trời (Yang) sai thần linh mách bảo con người làm ra để cúng tế.

2. Cơm lam 

Trong miếng cơm lam, người ta có thể cảm nhận đầy đủ vị ngọt thơm của gạo dẻo lẫn trong mùi nứa nướng nồng hương. Mặc dầu được làm t
ừ loại gạo dẻo hoặc gạo nếp nhưng khi dùng cơm lam, người ăn không hề biết ngán và dù có kèm với những món ăn khác như gà nướng, bò nướng thì mùi cơm lam vẫn không thể lẫn vào đâu được. Để làm ra cơm lam, người ta đem ngâm gạo với một loại lá thơm qua đêm. Khi đem ra nướng, người ta cho gạo vào khoảng 2/3 ống nứa và cho nước suối vào. Để nút lại hai đầu, họ dùng lá chuối heo héo bịt lại ở hai đầu. Khi những ống nứa nổ tí tách bên lò than cũng là lúc những hạt gạo nở dần ra, bện lại với nhau thành khối kết dính chặt như nêm.
Cơm lam trước kia thường dọn vào dịp lễ, tết nhưng bây giờ nó đã trở thành một món quà gửi đến du khách vào những mùa du lịch.

3. Cà đắng

Cà đắng kho cá cơm khô

Cà đắng vốn là loại cà mọc dại. Sau được người dân đem về trồng và tạo ra một giống cà đắng ít đắng hơn. Cà có quả thon dài, trái có vằn dọc trắng xanh như trái dưa. Vị cà đắng đăng đắng như khổ qua rừng rất hấp dẫn. Người trong buôn thường dùng cà để nấu canh, kho cá khô hoặc kho tép. Món ăn nào cũng đặc trưng vị đắng, vị cay khiến ai ăn một lần cũng muốn dùng nữa.

4. Canh thụt đọt mây

Người M’nông ở Đắk Nông có những món ăn rất ngon được làm ra từ đọt mây. Trong đó, món đọt mây xào cá hộp, người dân gọi là canh thụt được rất nhiều người yêu thích. Hiện nay, do nhiều người có nhu cầu mua đọt mây làm quà nên nó cũng được bày bán khá phổ biến trên địa bàn thị xã.
Để làm ra canh thụt, bạn cần đọt mây, cá hộp, củ nén, lá nhíp/ lá bén, ớt và các gia vị. Đọt mây bỏ vỏ ngoài, lấy chồi non trắng bên trong đem chần sơ với nước sôi và rửa lại bằng nước lạnh. Khi nấu, cho củ nén phi thơm với ít dầu sau đó cho tiếp đọt mây và lé bép xào cùng. Khi tất cả đã chín, cho cá hộp vào và nêm nếm gia vị. Khi ăn chỉ việc rắc thêm vài lát ớt xanh là hoàn hảo.
Món canh thụt có vị đăng đắng, bùi bùi, cay cay rất bắt vị nên đã từ lâu trở thành một món ngon mà bất cứ ai cũng muốn thử khi đến Đắk Nông.

5. Măng chua rừng

Trong những miếng ngon của rừng, măng chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay, đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no…

6. Cá lăng nướng

Cá lăng từ dòng sông Sêrêpôk là một đặc sản của núi rừng. Thông thường cá lăng được bọc trong lá rừng và đem nướng mọi, ăn như vậy mới thấy được hết vị ngon, mùi thơm và độ dai đặc trưng của loại cá này. Cá nướng ăn kèm ống cơm lam và chấm với muối kiến vàng thì không có gì sánh bằng.

7. Lẩu lá rừng

Lẩu lá rừng

Lá rừng Tây Nguyên đại ngàn có muôn loại khác nhau. Đó là món quà mà người dân nơi đây luôn quý trọng. Họ có thể sử dụng bất cứ loại lá nào để làm ra món ăn ngon. Trong đó, không thể không kể đến món lẩu lá. Phải có đến ít nhất 20 loại lá được dùng cho món lẩu này. Lẩu này được dùng với tôm, thịt luộc, nem thính và mắm thịt.
Khi ăn, họ dùng lá cuốn thành chiếc phễu và gói đủ các loại lá cùng gia vị vào trong, chấm với bát nước chấm đặc biệt để tận hưởng trọn vẹn vị cay cay của từng loại lá và vị ngọt tự nhiên của các loại tôm, thịt. Đến Tây Nguyên mà chưa được thử món lẩu lá thì thật uổng phí.
8. Bơ sáp Đắk Mil

Đắk Nông nổi tiếng với bơ sáp và được xem là thương hiệu của vùng đất Tây Nguyên. Trái thường dài dạng như quả lê, quả đu đủ; vỏ trái mỏng thường trơn tru; khi chín có màu xanh, vàng xanh hay đỏ tím, đỏ sẫm tùy giống; vỏ hạt mỏng, mặt ngoài hạt trơn láng. Bơ là một trong những loại trái cây không chứa cholesterol mà lại có nhiều chất béo (hàm lượng chất béo rất cao 15-30%) tốt cho cơ thể con người. Mùa thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9, Bơ sáp được trồng nhiều tại huyện Đắk Mil.

9. Cà phê Đức Lập

Đức Lập là tên cũ của huyện lỵ Đắk Mil, một địa phương có đất đai, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cà phê. Hiện nay, Đắk Mil có diện tích cà phê lớn nhất của tỉnh. Do thuận lợi về tự nhiên; mặt khác, người dâ
n địa phương đã có kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch, sơ chế… nên hạt cà phê Đắk Mil có chất lượng cao.

11. Khoai lang Tuy Đức

Khoai lang Tuy Đức

Nhiều năm nay, người tiêu dùng đã biết đến khoai lang Tuy Đức. Xuất xứ của sản phẩm này là từ những năm đầu mới thành lập tỉnh, người dân xã Đắk Búk So (huyện Đắk R’lấp nay thuộc địa bàn huyện Tuy Đức) đã đưa giống khoai lang Benzen có nguồn gốc từ Nhật Bản về trồng.

12. Trái cây Đắk Glong

Trái cây Đắk Glong

Đắk Glong là địa phương có nhiều trang trại trồng cây ăn trái như cam, quýt, bơ, thanh long ruột đỏ, dưa, chuối… Theo thống kê, hiện toàn huyện đã có khoảng 1.000 ha cây ăn trái mang lại nguồn lợi lớn cho người dân. Những năm gần đây, nhiều người dân huyện Đắk Glong đã đưa giống ổi ứng dụng công nghệ cao vào trồng.

13. Cá sông Sê rê pốk

Cá sông Sê Rê Pôk

Sông Sêrêpốk chảy qua địa bàn huyện Krông Nô, Chư Jút là “xứ sở” của loài cá lăng đuôi đỏ. Đây là loài cá da trơn sinh sống ở nhiều nơi, nhưng có lẽ với môi trường sinh thái sông Sêrêpốk “đặc biệt” hơn, nên cá lăng ở đây có số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn.Cá lăng đuôi đỏ có thể làm được nhiều món ăn như nướng, om, làm chả, hấp, xào tỏi hay nấu cháo… món nào cũng ngon vì thịt cá lăng béo, có vị ngọt, giàu dinh dưỡng. Hiện nay, ngoài đánh bắt cá tự nhiên, người dân Chư Jút đã tổ chức nuôi theo phương thức lồng, bè để tạo ra sản phẩm hàng hóa.

V. NHÀ HÀNG – QUÁN ĂN ĐẮK NÔNG

1. Nhà hàng

Nhà hàng Lodge Đắk Nông

  • Địa chỉ: khu phố 7, P. Nghĩa Trung – Tx.Gia Nghĩa
  • Điện thoại: 0501.3546200 – Fax: 0501.3546 201

Nhà hàng Sơn Mã

  • Địa chỉ: Đường Quang Trung – P. Nghĩa Tân, Tx.Gia Nghĩa
  • Điện thoại: 0913444770

Nhà hàng Hoàng Anh

  • Địa chỉ: Đường Mạc Thị Bưởi – P. Nghĩa Thành – Tx.Gia Nghĩa
  • Điện thoại: 0501.3544922

Nhà hàng Hải Dương

  • Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tông – Tx.Gia Nghĩa
  • Điện thoại: 0501.3544988

2. Quán ăn

  • Quán Cơm Tân Tân – Chợ Gia Nghĩa – Tx. Gia nghĩa
  • Quán ăn Hoàng Ngân – Ngã 3 Hồ Vịt – QL 14 – Tx. Gia Nghĩa.
  • Phở Thìn – Đường 23/3 – P. Nghĩa Trung – Tx.Gia Nghĩa
  • Bún Bà Mô – Đường Lê Thánh Tông – Tx. Gia Nghĩa.
  • Quán thịt dê Thủy Cương – Đường Hùng Vương – P. Nghĩa Thành – Tx.Gia Nghĩa
  • Quán Gia Long – Đường Lê Duẩn – Tx.Gia Nghĩa.
  • Quán Cao Nguyên – Đường nguyễn Văn Trỗi – Tx.Gia Nghĩa

Comments are closed.